Về thăm phố cổ Hội An [ Vua Thể Thao Hội An ]

  • 12 năm trước
Đi là đến - Về thăm phố cổ Hội An

Hội An là khu đô thị cổ nằm bên tả ngạn sông Thu Bồn. Cách thành phố Đà Nẵng 23 Km về phía Đông Nam, trước còn có tên Hải Phổ, Hoài Phố, Phai Phố, còn lúc nào truyền đạo, cha Chiristophe Boris gọi Faifoo trong cuốn ký sự của ông. Tên Faifoo được dùng suốt trong thời pháp thuộc. Từ năm 1945, mới dùng lại tên Hội An.

Từ xa xưa, Hội An đã là địa bàn cư dân của người Việt cổ và người Chăm cổ, đến cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII đã là nơi đô hội, trên bến dưới thuyền, buôn bán tấp nập. Nhiều thương nhân nước ngoài như Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Hà Lanvv… đã đến đây lập thương điếm, kinh doanh xuất nhập khẩu, làm ăn sinh sống. Chính vì vậy phong cách Hội An là sự kết hợp những yếu tố, những phong cách bản địa với những phong cách có nguồn gốc từ nước người, trong đó nổi bật hơn cả là của Trung Quốc và Nhật Bản.

Do chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà nước phong kiến Việt Nam, đến cuối thế kỷ XVII, Hội An dần dần trở nên vắng vẻ, tiêu điều. Cả một thời kỳ đông vui sầm uất, nay chỉ còn vang bóng trong khu di tích đô thị cổ xưa, được bảo tồn khá nguyên vẹn, nằm sát ven sông phía Nam thị xã Hội An ngày nay.

Khu đô thị cổ Hội An rộng khoảng 2km2, gồm nhiều phố cổ hẹp, ngắn, chia cắt nhau như bàn cờ. Giá trị đặc biệt của quần thể di tích này là sự hiện diện của hàng trăm ngôi nhà cổ, một tầng hoặc hai tầng, mái lợp ngói cổ, tường hồi sát mái, cao thấp lô nhô đứng từ vào nhau hai bên đường phố. Nhà ở đây làm bằng gỗ quý, có chạm trổ hoa lá, chim thú v.v..Tromg nhà trang trí hoành phi câu đối, cuốn thư. Hàng hiên thường lắp “vỉ vỏ cua”, mặt trước nhà là cửa hiệu. Lòng nhà khá sâu, nhiều nhà ăn sâu ra tận phố sau, phố bên sông, nơi thuyền bè cập bên bốc dỡ hàng hóa. Nhà tuy sâu hình ống nhưng vẫn sáng sủa, mát mẻ, thoáng, nhờ có “giếng trời” ở giữa lòng nhà. Mùa nước lên, nhiều đường phố bị ngập, phải dùng thuyền con đi lại.

Xưa kia các thương nhân người Nhật Bản, người Trung Quốc đến đây buôn bán lập nghiệp khá đông, còn để lại một số chùa miếu, cầu quán