Đông Chu Liệt Quốc (Thuyết minh) - Xuân Thu - Tập 02: Dưới suối vàng nhận mẹ

  • 2 năm trước
Cơ Hữu là con nhỏ của Chu Lệ Vương – vua thứ 10 nhà Chu và là em cùng mẹ của Chu Tuyên Vương. Năm 827 TCN, anh ông là Cơ Tĩnh lên ngôi, tức là Chu Tuyên vương. Năm 806 TCN, Chu Tuyên Vương phong ông làm vua chư hầu nước Trịnh, tức Trịnh Hoàn công, kinh đô đóng tại Hoa huyện.

Vừa làm vua nước Trịnh, Trịnh Hoàn công còn được vua anh Tuyên vương phong làm khanh sĩ nhà Chu, đảm nhận công việc trong triều đình.

Đến năm 771 TCN thời U Vương, vua nhà Chu mê mỹ nhân Bao Tự, phế bỏ Thân hậu và thái tử Nghi Cữu, lập Bao Tự làm hậu và con Bao Tự là Bá Phục làm thái tử. Cha Thân hậu gọi quân Khuyển, Nhung vào đánh Cảo Kinh, giết chết Chu U vương. Trịnh Hoàn công theo hộ giá bên cạnh U vương, cũng bị quân Khuyển Nhung sát hại.

Cơ Quật Đột khi ấy là thế tử, liền đem quân trợ giúp nhà Chu diệt Khuyển Nhung báo thù cho cha. Quân Trịnh phối hợp với quân các nước Tấn, Tần, Vệ đánh tan Khuyển Nhung, đưa Chu Bình Vương lên ngôi. Để tưởng thưởng, Bình Vương thăng cho ông từ tước "bá" lên tước "công" tức là Trịnh Vũ công và cho kế nhiệm cha làm Khanh sĩ nhà Chu.

Trịnh Vũ công sau này dời đô sang đất Tân Trịnh. Năm 760 TCN, ông lấy con gái Thân hầu làm vợ, gọi là Vũ Khương. Vũ Khương sinh được 2 người con trai là Cơ Ngộ Sinh và Cơ Đoạn. Vì khi sinh Ngộ Sinh bị đẻ ngược và suýt chết, Vũ Khương có ý không yêu Ngộ Sinh mà yêu Cơ Đoạn hơn. Trịnh Vũ công lập con trưởng Ngộ Sinh làm thế tử.

Năm 744 TCN, Trịnh Vũ công lâm bệnh, Vũ Khương xin ông phế Ngộ Sinh lập Cơ Đoạn nhưng Vũ công không nghe. Ít lâu sau Trịnh Vũ công qua đời, Ngộ Sinh lên nối ngôi, tức Trịnh Trang công.

Năm 743 TCN, sau khi Trịnh Trang công vừa lên ngôi, ông theo lời thỉnh cầu của mẹ, phong cho em Cơ Đoạn ở ấp Kinh. Đại phu Sái Trọng can ngăn nhưng Trịnh Trang công cho là ý của Vũ Khương nên phải tuân theo. Sái Trọng khuyên ông nên đề phòng trước bất trắc.

Cơ Đoạn thụ phong ấp Kinh, gọi là Kinh Thành Thái Thúc hay Thái Thúc Đoạn. Thái Thúc Đoạn dần dà muốn phát triển thế lực, dụ ấp Tây Bỉ và ấp Bắc Bỉ về theo mình, sau đó lại dụ ấp Lẫm Duyên. Một số người lo ngại cho Trịnh Trang công, cảnh báo ông rằng Thái Thúc Đoạn sẽ làm phản. Trang công trấn an họ và tự đề phòng. Sau đó, Thái Thúc Đoạn lại xây thành mới, tụ tập quân lính và vũ khí, muốn hẹn ngày đến đánh vào kinh đô. Mẹ ông là Vũ Khương ủng hộ Đoạn, muốn làm nội ứng.

Năm 722 TCN, Thái Thúc Đoạn khởi binh đánh Trịnh Trang công. Vũ Khương làm nội ứng. Trịnh Trang công phòng bị trước, sai Tử Phong mang quân và 200 cỗ xe đánh Thái Thúc Đoạn ở đất Kinh. Người đất Kinh thấy quân Trịnh đến bèn phản lại Đoạn. Đoạn bỏ chạy đến ấp Yển. Trịnh Trang công mang quân đánh ấp Yển. Tháng 5 năm đó, Thái Thúc Đoạn bỏ chạy sang ấp Cung. Trịnh Trang công tấn công ấp Cung, Đoạn không chống nổi và tự vẫn.

Con Cung Thúc Đoạn là Công Tôn Hoạt chạy sang Vệ cầu cứu Vệ Hoàn công. Vệ Hoàn công tin theo lời Công Tôn Hoạt, bèn mang quân đánh Trịnh, chiếm đất Lâm Diên. Trang công bèn mượn quân nhà Chu, cùng quân nước Quắc tiến sang nước Vệ, đánh thắng quân Vệ ở Nam Bỉ...

Được khuyến cáo