Tào Tháo, tự Mạnh Đức, có biệt danh là Tào A Man, sinh ra trong một gia đình bình thường, từng làm quan nhỏ trong triều đình nhà Hán. Tào Tháo ban đầu là thần tử năng nổ tích cực, đã từng bất chấp nguy cơ bị giáng chức để dâng sớ tâu bày điều hay, bảo vệ người ngay, ngăn cản kẻ xấu. Chỉ tiếc là mọi nỗ lực can gián đều thất bại. Hoạn quan tiếp tục lộng hành, làn sóng cải cách bị ngăn chặn, Hán đế thậm chí còn tuyên bố: “Kẻ nào tấu trình về việc sửa sang chính trị tại các châu huyện mà không hiệu nghiệm, khiến dân chúng phao ngôn nhảm nhí đều bị bãi miễn chức vụ”.
Năm Trung Bình thứ sáu đời Hán Linh đế (năm 189), Hán đế chết, Đổng Trác vào Kinh, phế Thiếu đế Lưu Biện làm Hoằng Nông vương, lập Lưu Hiệp lên ngôi Hoàng đế, đó là Hán Hiến đế. Kinh đô lập tức đại loạn.
Lúc này, Tào Tháo đang ở trong triều, giữ chức Điển quân Hiệu úy, một trong tám Úy của đội quân Tây Viên. Quân Tây Viên do Hán Linh đế thành lập tháng 8 năm Trung Bình thứ năm (188 sau CN), gần như quân cận vệ của triều đình. Chỉ huy quân Tây Viên gồm 8 Hiệu úy, cầm đầu là hoạn quan Kiển Thạc có chú ruột bị Tào Tháo đánh chết. Ông ta chức vụ cao nhất: Thượng quân Hiệu úy. Xếp dưới Kiển Thạc là Hổ bôn trung lang tướng Viên Thiệu, chức Trung quân Hiệu úy. Tào Tháo xếp thứ tư, dưới Hạ quân Hiệu úy Bão Hồng.
So với thời làm ở Lạc Dương Bắc bộ úy, thì nay Tào Tháo đã là quan to. Có lẽ Đổng Trác cũng biết Tào Tháo là người có tài, đề bạt ông ta lên chức Kiêu kỵ Hiệu úy, ngỏ ý cùng mưu việc lớn (dục dữ kế sự). Tuy nhiên, Tào Tháo, bấy lâu nhìn cảnh Đổng Trác lộng quyền coi chuyện phế lập vua như chơi nên vô cùng căm phẫn.
Nhân được lòng Đổng Trác, Tào Tháo mới nghĩ ra kế hành thích vào ban đêm. Nghĩ là làm, Tháo qua nhà Tư đồ Vương Doãn hỏi mượn Thất tinh bảo đao. Lý do Tào Tháo phải đi mượn Thất tinh bảo đao để ám sát, bởi vì Đổng Trác lúc nào cũng mặc trong người bộ áo giáp phòng thân, đao kiếm bình thường không làm gì được, mà Tư đồ Vương Doãn lại có một thanh Thất tinh bảo đao chém sắt, chém đá như chém bùn.
Sau khi mượn được Thất tinh bảo đao, Tào Tháo chọn lúc chập tối đến thăm Đổng Trác, cố tình câu kéo chuyện trò thật khuya, lại chuốc rượu cho Đổng Trác say. Cho đến khi Đổng Trác ngủ say rồi ra tay, nhưng thất bại. Tào Tháo liền nghĩ ra kế tặng bảo đao để thoát thân. Ngay trong đêm đó Tào Tháo đã rời Lạc Dương bỏ chạy về quê.
Sau đó Tào Tháo chạy về phía đông tới huyện Trung Mâu thì bị bắt, nhưng lại được huyện lệnh Trần Cung thả ra và cùng chạy trốn với Tào Tháo.
Khi chạy tới Thành Cao phía bắc Trịnh Châu, Tào Tháo ghé vào nhà người quen là Lã Bá Sa. Do hiểu lầm, thấy nhà Lã Bá Sa mài dao định giết lợn, Tào Tháo tưởng là họ giết mình nên đã giết cả nhà Bá Sa. Tào Tháo có một câu nói nổi tiếng để đời, đó là "thà ta phụ cả thiên hạ, chứ không để thiên hạ phụ ta".
Sau khi về đến Trần Lưu, Tào Tháo dốc hết gia tài chiêu mộ nghĩa quân, liên lạc với Viên Thiệu, truyền hịch bốn phương kêu gọi đánh Đổng Trác, được thiên hạ hưởng ứng rất rầm rộ.
Năm Trung Bình thứ sáu đời Hán Linh đế (năm 189), Hán đế chết, Đổng Trác vào Kinh, phế Thiếu đế Lưu Biện làm Hoằng Nông vương, lập Lưu Hiệp lên ngôi Hoàng đế, đó là Hán Hiến đế. Kinh đô lập tức đại loạn.
Lúc này, Tào Tháo đang ở trong triều, giữ chức Điển quân Hiệu úy, một trong tám Úy của đội quân Tây Viên. Quân Tây Viên do Hán Linh đế thành lập tháng 8 năm Trung Bình thứ năm (188 sau CN), gần như quân cận vệ của triều đình. Chỉ huy quân Tây Viên gồm 8 Hiệu úy, cầm đầu là hoạn quan Kiển Thạc có chú ruột bị Tào Tháo đánh chết. Ông ta chức vụ cao nhất: Thượng quân Hiệu úy. Xếp dưới Kiển Thạc là Hổ bôn trung lang tướng Viên Thiệu, chức Trung quân Hiệu úy. Tào Tháo xếp thứ tư, dưới Hạ quân Hiệu úy Bão Hồng.
So với thời làm ở Lạc Dương Bắc bộ úy, thì nay Tào Tháo đã là quan to. Có lẽ Đổng Trác cũng biết Tào Tháo là người có tài, đề bạt ông ta lên chức Kiêu kỵ Hiệu úy, ngỏ ý cùng mưu việc lớn (dục dữ kế sự). Tuy nhiên, Tào Tháo, bấy lâu nhìn cảnh Đổng Trác lộng quyền coi chuyện phế lập vua như chơi nên vô cùng căm phẫn.
Nhân được lòng Đổng Trác, Tào Tháo mới nghĩ ra kế hành thích vào ban đêm. Nghĩ là làm, Tháo qua nhà Tư đồ Vương Doãn hỏi mượn Thất tinh bảo đao. Lý do Tào Tháo phải đi mượn Thất tinh bảo đao để ám sát, bởi vì Đổng Trác lúc nào cũng mặc trong người bộ áo giáp phòng thân, đao kiếm bình thường không làm gì được, mà Tư đồ Vương Doãn lại có một thanh Thất tinh bảo đao chém sắt, chém đá như chém bùn.
Sau khi mượn được Thất tinh bảo đao, Tào Tháo chọn lúc chập tối đến thăm Đổng Trác, cố tình câu kéo chuyện trò thật khuya, lại chuốc rượu cho Đổng Trác say. Cho đến khi Đổng Trác ngủ say rồi ra tay, nhưng thất bại. Tào Tháo liền nghĩ ra kế tặng bảo đao để thoát thân. Ngay trong đêm đó Tào Tháo đã rời Lạc Dương bỏ chạy về quê.
Sau đó Tào Tháo chạy về phía đông tới huyện Trung Mâu thì bị bắt, nhưng lại được huyện lệnh Trần Cung thả ra và cùng chạy trốn với Tào Tháo.
Khi chạy tới Thành Cao phía bắc Trịnh Châu, Tào Tháo ghé vào nhà người quen là Lã Bá Sa. Do hiểu lầm, thấy nhà Lã Bá Sa mài dao định giết lợn, Tào Tháo tưởng là họ giết mình nên đã giết cả nhà Bá Sa. Tào Tháo có một câu nói nổi tiếng để đời, đó là "thà ta phụ cả thiên hạ, chứ không để thiên hạ phụ ta".
Sau khi về đến Trần Lưu, Tào Tháo dốc hết gia tài chiêu mộ nghĩa quân, liên lạc với Viên Thiệu, truyền hịch bốn phương kêu gọi đánh Đổng Trác, được thiên hạ hưởng ứng rất rầm rộ.
Category
🎥
Phim ngắn